- 2 Tháng ba, 2023
- 0 Bình luận
Tái định vị thương hiệu là gì? Áp dụng trong kinh doanh văn phòng phẩm?
Tái định vị thương hiệu là một hoạt động cần thiết của một doanh nghiệp nhằm làm mới thương hiệu của mình trong mắt khách hàng và đối tác. Tái định vị giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, phù hợp với tầm nhìn và sức ảnh hưởng tới với khách hàng.
Vậy tái định vị thương hiệu là gì? Tại sao cần tái định vị thương hiệu? Và tái định vị thương hiệu áp dụng như thế nào trong kinh doanh văn phòng phẩm. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này với Văn Phòng Phẩm An Hòa Phát để hiểu hơn về vấn đề này nhé!
Tái định vị thương hiệu là gì?
Để một thương hiệu tồn tại trên thị trường có sức cạnh tranh lớn như hiện nay thì dù là ngành nghề nào đi chăng nữa cũng cần tạo nên thương hiệu khác biệt, độc đáo để có thể phát triển lâu dài. Thương hiệu cần có khả năng phát triển lúc này điều cần thực hiện chính là tái định vị.
Tái định vị thương hiệu là khi một công ty thay đổi vị thế của thương hiệu trên thị trường. Hoặc có mong muốn thay đổi để phù hợp với thị trường tại thời điểm bấy giờ. Điều này thường bao gồm hỗn hợp các thay đổi về tiếp thị, sản phẩm, giá, địa điểm,….Bất cứ việc tái định vị nào cũng được thực hiện để theo kịp với nhu cầu của người tiêu dùng.
>>>>>XEM THÊM: Điểm mạnh và sai lầm khi bán văn phòng phẩm online
Tại sao cần phải tái định vị thương hiệu?
Khi định vị thương hiệu từ đầu sẽ rất khó để phù hợp với khách hàng mục tiêu, hoặc thương hiệu một thời gian sẽ không còn phù hợp với thị trường nữa. Khi định vị không phù hợp sẽ dẫn tới khách hàng mục tiêu không có liên kết cảm xúc, đặc điểm hay tình cảm với thương hiệu của bạn. Vì vậy, việc tái định vị thương hiệu là vô cùng cần thiết.
Khi cạnh tranh tăng cao, việc tái định vị trở nên quan trọng hơn, giúp thương hiệu chiếm được vị trí tốt hơn, khác biệt hơn trong tâm trí của khách hàng, làm mới nhận thức của khách hàng về thương hiệu và mang lại cho thương hiệu một khởi đầu mới.
Muốn thay đổi nhận thức của khách hàng cần rất nhiều lý do, lý do để thay đổi định vị thương hiệu liên quan tới tương lai, tới mức cạnh tranh, tới khách hàng:
- Gia tăng cạnh tranh: tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, điều này đòi hỏi thương hiệu của bạn phải định vị lại chính mình để trở nên nổi bật
- Định vị thương hiệu hiện tại thấp: Định vị quá yếu hoặc mơ hồ để khiến khách hàng liên kết cảm xúc, đặc điểm và có tình cảm với nó, hoặc định bị bị hẹp, hạn chế sự phát triển của việc kinh doanh.
- Sản phẩm cần thay đổi và phát triển: Khi cần đầu tư để cải tiến sản phẩm để phục vụ cho nhiều đối tượng hơn thì cũng cần tái định vị sản phẩm
Có rất nhiều lý do để một doanh nghiệp cần phải tái định vị thương hiệu.
Cần làm gì trước khi tái định vị thương hiệu
Để tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần phải lựa chọn chiến lược và xác định các yếu tố trọng tâm, tập trung tìm ra mong muốn của khách hàng, vậy cần làm gì trước khi tái định vị thương hiệu:
- Hiểu sức mệnh và giá trị của thương hiệu: Trước khi bắt tay vào tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định rõ sứ mệnh, giá trị, Bên cạnh đó, bạn cần chú ý đến điều tạo nên sự khác biệt của thương hiệu và trả lời được một số câu hỏi như: Thương hiệu của bạn ra đời để làm gì? Có phù hợp với thị trường hay không? Giá trị thương hiệu hiện tại là gì? Cách thương hiệu hoàn thành sứ mệnh như thế nào?
- Chiến lược tái định vị phù hợp với thương hiệu: Bạn cần đảm bảo tận dụng tối đa những tài sản thương hiệu hiện có để tối ưu về mặt chi phí. Đồng thời, cần xem xét chiến lược, thời điểm, ngân sách. Bạn cần xem xét các mục tiêu như sau: Mục tiêu doanh số, mục tiêu thị phần, mục tiêu tăng trưởng.
- Cân nhắc thị trường và sự cạnh tranh: khi tái định vị thương hiệu bạn cần phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh. Với những đối thủ họ đang có gì, phải làm gì để nổi bật, khác biệt hơn họ. Việc tái định vị cần đảm bảo yếu tố mới và phù hợp.
Rủi ro khi tái định vị thương hiệu
- Thiếu sử dụng đa ngôn ngữ:
Thương hiệu cần linh hoạt trong sự biến đổi ngữ cảnh bởi nó không tồn tại chỉ một ngữ cảnh riêng biệt. Ở đây bạn cần lưu ý trang bị hình ảnh, nội dung,…sao cho phù hợp để đảm bảo việc tái định vị thương hiệu diễn ra suôn sẻ.
- Thương hiệu tách biệt với khách hàng:
Tái định vị sẽ làm ảnh hưởng tới những khách hàng trước đó của bạn, vì vậy bạn cần có kế hoạch thúc đẩy tương tác mạnh mẽ với khách hàng cũ để giảm thiểu rủi ro này. Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu ý kiến, điều khách hàng cần từ thương hiệu.
- Không đảm bảo ngân sách tiếp thị
Doanh nghiệp cần tính toán trước ngân sách khi tiếp thị định vị mới của mình, việc này giúp bạn kiểm soát được ngân sách truyền thông, không xảy ra tình trạng cạn kiệt nguồn lực và khó khăn trong quá trình quảng bá.
Tái định vị thương hiệu áp dụng trong kinh doanh văn phòng phẩm
Các doanh nghiệp trong lĩnh vực văn phòng phẩm cũng không nằm ngoài xu hướng phải tái định vị thương hiệu. Gần như đến 90% các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đi từ một đơn vị nhỏ lẻ lên sẽ phải làm điều đó. Bởi ngay cả khi chuẩn bị thật kỹ bạn cũng chưa chắc đã hoàn thiện được bộ nhận điện thương hiệu, tệp khách hàng và nhất là với sản phẩm và ưu đãi của mình.
Để có thể trở thành một doanh nghiệp có tên tuổi thì tái định vị thương hiệu còn như là một bước đánh dấu cho sử chuyển mình. Để áp dụng việc tái định vị thương hiệu vào lĩnh vực buôn bán văn phòng phẩm, bạn có thể thực hiện các bước sau: Đánh giá thương hiệu hiện tại của bạn:
Điều đầu tiên cần làm là đánh giá thương hiệu hiện tại của bạn. Đây là bước quan trọng để xác định những yếu tố cần cải thiện thiện chí và điểm mạnh của thương hiệu của bạn.
Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu về thị trường văn phòng phẩm, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, yêu cầu khách hàng và nhu cầu của họ. Từ đó, bạn có thể tìm ra những cơ hội và thức thức mà thương hiệu của bạn phải đối mặt.
Xác định đặc điểm khách hàng: Xác định đặc điểm khách hàng của bạn, bao gồm tuổi, giới tính, tầm nhìn, mục đích sử dụng sản phẩm, thị hiếu và các yếu tố khác. Điều này sẽ giúp bạn tập trung vào việc định hình lại thương hiệu để phù hợp hơn với những đặc điểm này.
Định hình lại thương hiệu: dựa trên các thông tin thu thập được từ bước trên, bạn có thể định hình lại thương hiệu của mình, bao gồm việc tạo ra một logo mới, thiết kế bao bì sản phẩm, khẩu hiệu, thông điệp quảng cáo báo cáo và trang web mới. Điều quan trọng là thương hiệu mới phải phù hợp với các yếu tố khách hàng và còn phải mang tính sáng tạo, độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Triển khai chiến lược tái định vị thương hiệu: Sau khi định hình lại thương hiệu, bạn cần triển khai chiến lược để quảng bá thương hiệu mới của mình. Điều này bao gồm việc thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tham gia các sự kiện thương mại, đăng tải nội dung trên mạng xã hội và cải thiện trang web của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của An Hòa Phát về tái định vị thương hiệu và những điều bạn cần hiểu rõ khi thực hiện tái định vị thương hiệu. Hi vọng bạn sẽ thành công khi xây dựng chiến lược tái định vị trong thời gian tới.